Xin vui lòng chờ .....
Hotline hỗ trợ: 028.62959568 - 0901455986

Nguồn gốc tên gọi Bánh Ít lá gai

13/09/2021

Ông bà ta có câu rằng: “Bánh thật nhiều sao kêu bánh ít Trầu có đầy sao gọi trầu không?”          Nhiều người khi ăn bánh ít lá gai chắc chắn cũng đã từng thắc mắc: Tại sao gọi là bánh ít […]

Ông bà ta có câu rằng:

“Bánh thật nhiều sao kêu bánh ít
Trầu có đầy sao gọi trầu không?”

         Nhiều người khi ăn bánh ít lá gai chắc chắn cũng đã từng thắc mắc: Tại sao gọi là bánh ít và cái tên gọi này có từ đâu? Hôm nay hãy cùng Bánh ít lá gai – Bà Hoa giải đáp thắc mắc này nhé!
Chắc hẳn chúng ta vẫn còn nhớ câu chuyện cổ tích này: Thời Hùng Vương thứ 6, sau khi dẹp giặc Ân, nhân dịp năm mới đức vua đã cho mở hội thi làm những món ăn ngon. Chàng Lang Liêu, hoàng tử thứ 18 của nhà vua, với tài đức của mình đã giành chiến thắng với 2 món ăn vô cùng đặc biệt: Bánh chưng, bánh giầy. Một loại bánh tượng trưng cho đất, một loại bánh tượng trưng cho trời. Lúc bấy giờ, nàng út của nhà vua là Mỵ Nương cũng học anh mình và sáng tạo ra thứ bánh độc đáo không kém. Nàng lấy chiếc bánh giầy bọc nhân bánh chưng và gói lá, dâng lên vua cha. Vua Hùng ăn xong khen ngon, và gọi yêu thứ bánh này là “út ít”. Chữ “ít” này do đọc trại từ “út ít” mà ra.
Cũng từ đây, món bánh ít đã lưu truyền rộng rãi trong dân gian. Mỗi địa phương lại có một sự sáng tạo riêng để làm cho món bánh ít trở nên phong phú.
Bánh ít đến với khu vực miền Trung, nhất là vùng đất Bình Định lại được sáng tạo hơn nhiều, cả về nội dung lẫn hình thức. Người ta dùng lá gai để trộn chung với bột, làm nên một thứ vỏ bánh thơm đặc trưng, nên được gọi là bánh ít lá gai. Bánh ít lá gai ở miền Trung khác hẳn bánh ở miền Bắc. Vùng đất này ngày xưa của người Champa sinh sống, họ thường dùng bánh để dâng lên thần linh, chính vì vậy, họ cũng gói bánh hình chóp, tượng trưng tháp chàm của mình. Đến nay người dân vẫn quen với hình ảnh chiếc bánh ít lá gai 4 góc, 1 đỉnh này.

Bánh gồm 3 phần: Lá gói, Bột và nhân.
– Lá gói: lá chuối xé vừa đủ để gói bánh, cắt tròn và xếp gọn gàng. Bằng kỹ thuật, người làm sẽ xếp theo khuôn hình chóp, để khi gói bánh sẽ tạo dáng cho bánh được đẹp.
– Bột: Theo cách làm truyền thống thì lá gai (tươi hoặc phơi khô) sau khi rửa sạch, sẽ được luộc thật kỹ rồi trộn chung với bột gạo và đường. Sau đó sẽ được giã nhuyễn bằng cối đá và chày gỗ.
– Nhân: được làm từ đậu xanh và nhân dừa.
Công đoạn làm bánh:
Bột sau khi giã nhuyễn sẽ được nắn thành hình tròn, bên trong là nhân đậu hoặc dừa. Sau đó, dùng lá đã xếp sẵn gói lại cho vuông vắn 4 góc. Bánh gói xong sẽ được hấp cách thủy cho chin. Vớt bánh ra chúng ta sẽ được thưởng thức mùi thơm ngào ngạt quen thuộc của lá chuối, một mùi thơm ko thể cưỡng lại trên đầu lưỡi.
Ngày nay, nhu cầu bánh ít lá gai không chỉ dừng lại ở việc mua về để dâng hương ông bà, đi lễ chùa, mà nó còn phục vụ cho nhu cầu cưới hỏi. Mua bánh khách thường đặt 105 cái, xếp đầy khay đựng mâm quả, thể hiện sự chúc phúc cho đôi tân giai nhân được : “Trăm năm hạnh phúc”.
Vì công đoạn giã bột rất nhọc công của người làm, nên không thể làm ra số lượng bánh lớn phục vụ nhu cầu của khách hàng ngày càng tăng. Chính vì thế, Bánh ít lá gai – Bà Hoa đã sáng tạo ra phương pháp chế biến bột bánh bằng máy đánh bột, tiết kiệm tối đa công sức của người làm, lại còn phục vụ đủ nhu cầu của khách hàng. Không những thế, dùng phương pháp này, bánh làm ra cũng sẽ dai hơn và giữ được bánh lâu hơn.
Dây chuyền sản xuất Bánh ít lá gai – Bà Hoa, thương hiệu 25, hiện tại đang truyền sang thế hệ thứ 3. Với cơ sở đặt tại Gò Vấp, TP. HCM cùng công nghệ tiên tiến hơn, quy mô hơn sẽ không làm cho khách hàng thất vọng.
Giá chỉ từ 3.500đ/cái. Đặt sỉ liên hệ hotline: 0903135386 – Mrs Thủy (con gái bà Hoa).
Đặt bánh ngay để hỗ trợ phí ship nhé (freeship bán kính 3km, >3km hỗ trợ phí ship lên tới 10k)!